Từ nguyên Budō

Budō là một từ ghép của gốc bu (:ぶ; chữ Hán là võ), nghĩa là "chiến đấu" hoặc "võ thuật"; và (:どう; chữ Hán là đạo), nghĩa là "đường" hoặc "phương hướng"[4] (bao gồm cả quan niệm của Phật giáo về "đạo" hay "con đường", hoặc mārga trong tiếng Phạn[5]). Thuật ngữ này đề cập đến ý tưởng xây dựng các mệnh đề, đưa chúng vào phê bình triết học và sau đó tuân theo "đạo" để hiểu về chúng.[6] Dō biểu thị một "lối sống". Dō trong tiếng Nhật là một thuật ngữ trải nghiệm theo nghĩa rằng thực hành (lối sống) là tiêu chuẩn để xác minh tính hiệu lực của kỷ luật được nuôi dưỡng thông qua một hình thức võ thuật nhất định. Budō hiện đại không có kẻ thù bên ngoài, chỉ có kẻ thù trong tâm: bản ngã của tôi phải được chiến đấu.[7]

Tương tự như budō, bujutsu là một từ ghép từ các gốc bu (武) và jutsu (術, じゅつ, thuật), nghĩa là kỹ thuật.[8] Do đó, budō được dịch là "con đường võ thuật",[1][2][3] hay "võ đạo" hoặc "cách chiến đấu," trong khi bujutsu được dịch là "khoa học chiến đấu" hoặc "kỹ nghệ võ thuật." Tuy nhiên, cả budō và bujutsu đều được sử dụng thay thế bằng tiếng Anh với thuật ngữ "martial arts" (võ thuật), cũng như trong tiếng Việt chỉ ghi chung là "võ thuật". Budo và bujutsu có một sự khác biệt khá tinh tế; trong khi bujutsu chỉ chú ý tới phần vật lý của chiến đấu (cách đánh bại kẻ thù tốt nhất), budo cũng chú ý tới tâm trí và cách thức để phát triển bản thân.